Hướng dẫn phụ nữ lái xe ô tô được an toàn.

Phụ nữ là phái đẹp, thường sở hữu những đôi giày cao gót quyến rũ. Ngày nay xe ô tô trở thành phương tiện phổ thông vì thế nữ giới tham gia lái xe giao thông nhiều hơn. Để đảm bảo an toàn và tinh thần tâm lý ổn định là điều cần thiết.

Bài viết này em viết riêng kinh nghiệm dành cho các chị em phụ nữ đang đi xe sở hữu xe hoặc sắp có xe và sắp đi xe, với một chút kinh nghiệm của em sẽ giúp cho các chị em yên tâm hơn khi đi xe ra đường hoàn toàn tự tin.

Các vấn đề hay gặp phải thường xuyên khi chị em mình lái xe loanh quanh cũng chỉ đơn giản liên quan đến chiếc giày cao gót, chân ga, chân số. Hoặc tâm lý khi ngồi lên xe. Mình có quen một chị cứ ngồi lên xe là đã run rồi, rất hồi hộp. Khi xử lý cũng dễ bị cuống. Sau đây là kinh nghiệm để chị em lái xe được an toàn hơn.

Có nên mang theo giày cao gót.

Khi lái xe chị em mình không nên đeo giầy cao gót khi lái xe. Vậy nguyên nhân là gì. Giày cao gót được cấu tạo có phần gót được làm cao lên so với phần mũi giày để chị em có thể cao hơn một chút, dáng đứng cong hơn và đẹp hơn rất cần thiết. Nhưng khi lái xe thì tuyệt đối không nhé. Vì phần gót thiết kế dài ra sẽ làm cho chân không tiếp xúc được với phần chân xa của xe. Có tiếp xúc được cũng không có cảm nhận đúng. Và do thiết kế dày cao gót cho nên rất dễ bị móc mặc mắc xuống chân ga và phần thảm bên dưới do đó, đối với xe số tự động đặc biệt nguy hiểm. Vì đôi khi nhả chân ga ra rồi nhưng mà vẫn còn móc giày ở bàn đạp ga. Kể cả chị em lái lâu năm, cảm nhận ga số, chân ổn định cũng  không nên chủ quan vì lúc giày lúc nó móc vào chân ga, lúc nó không. Ko nên đi khi mang giày.

Có nên đi chân trần, chân đất tiếp xúc trực tiếp bàn đạp ga.

Nhiều chị em có thói quen đó là bỏ được giày cao gót khi lái xe, thì thay vào đó là dùng chân không lái xe. Phải nói cách này được nhiều chị em làm nhất nhưng đây có thực sự đúng khoa học hay chuẩn hay không. Chị em cứ nghĩ là đi chân không cảm nhận chân ga tốt hơn nhưng thực tế ngược lại, sai lầm nhé. Vì đi chân không sẽ làm cho lực ga mạnh hơn, cái này khoa học đã chứng minh nghiên cứu. Đi chân không sẽ làm xước chân xước mất làn da mịn màng của chị em mình. Đi chân không, do thiết kế của bàn đạp, với cả chân chị em mình người Việt Nam, châu á. Cho nên chiều dài cái mũi bàn chân đến gót chân là không dài. Cho nên có chị em nào lúc đạp ga, phanh chân không có cảm giác là với không ạ. Bởi chân đạp chuẩn là phải gót chân ở dưới sàn, còn mũi ở phần trên bàn đạp ga, nếu chị em không tiếp xúc gót xuống sàn, chỉ tiếp xúc với mỗi phần mũi vào bàn đạp ga là rất nguy hiểm nha.

Để chân vị trí sai.

Bình thường cách để chân đối với xe số đó là chân trái ở côn, chân phải ở ga, và phanh.

Xe số tự động chỉ sử dụng chân phải cho cả việc phanh và ga.

Tuy nhiên thường xe của chị em mình lái là số tự động do đó: Chân trái sẽ không dùng, chỉ dùng chân phải thôi, vừa là để đạp ga cũng là chân nghiên sang để đạp phanh luôn.Luôn để chân bên bàn đạp phanh, lúc cần mới ga thôi. Đó là lý do vì sao phần bàn đạp phanh được nhà sản xuất thiết kế to hơn là bàn đạp ga.

Lý thuyết này là lý thuyết cực kì cơ bản và quan trọng khi lái xe ô tô số tự động. Nếu chị em nào mà lái xe chân trái là phanh, chân phải là ga là tuyết đối sai lầm và nguy hiểm nha. Điều này các thầy dạy lái xe chắc chắn đã nhắc lúc học rồi, chị em nhớ kĩ điều này nha. Vì để chân như thế những lúc xử lý tình huống đạp nhầm chân là chuyện rất bình thường. Thường lỗi này ở chị em mới lái, nhưng chị em chú ý nhé không được làm thế.

Kéo phanh tay.

Phanh tay xe ô tô là chắc năng để cho xe dừng lại xe không bị trôi đi. Cho nên khi chị em lúc dừng đèn đỏ, hoặc dừng ngang dốc. Tắc đường đặc biệt là khi dừng đỗ xung quanh có nhiều chứng ngại vật. Hãy về N, P kéo phanh tay lên để có thể đảm bảo an toàn.

Không làm việc riêng.

Khi lái xe chị em nên tập chung cho việc lái xe thôi. Nếu có nói chuyện với người xung quanh thì cũng chỉ mở mồm nói thôi chứ không được nhìn sang người bên cạnh để nói. Điều này rất quan trọng. Vì chỉ nói chuyện mồm, tai nghe, không dùng mắt nhìn sang người bên cạnh. Thì mắt vẫn có thể tập trung lái xe được. Với tốc độ lái xe và ngồi trong xe tầm nhìn hạn chế do đó, mắt cần tập trung nhìn lên đường liên tục không được rời, để có thể xử lý tình huống kịp thời.

Không nghe điện thoại: Nghe điện thoại sẽ phải dùng tay, vừa bị tập chung vào tay, rồi vào tai nữa, nói chuyện sẽ mất tập trung. Nếu muốn vẫn nghe điện thoại vừa lái xe chị em nên sắp thiết bị tai nghe hiện nay cũng được tích hợp vào xe. Do đó có thể vừa lái vừa nói được. Nhưng cũng nên hạn chế, vì như thế vẫn là vi phạm luật giao thông.

Học cách nhìn gương.

Gương chiếu hậu 2 bên xe có tác dụng nhìn ra bên cạnh, phía sau xe giúp cho ta nhìn thấy nhiều điểm hơn mà không cần quay đầu chỉ cần đánh liếc mắt sang là được. Nhiều chị em mới lái chưa có thói quen nhìn gương nhưng hãy tập thói quen nhìn gương. Sẽ biết được xe nào bên cạnh sắp vượt lên. Lúc mình sang đường xi nhan biết liệu độ để đi đúng. Tránh các trường hợp va chạm với các chướng ngại vật khác.

Giữ vững tâm lý.

Tâm lý bình tĩnh tự tin, mình làm lái xe chứ không phải xe lái mình. Đó là điều quan trọng, nhiều chị em mới lái rất hồi hộp lo lắng khi đi xe. Các bước để chị em bình tĩnh hơn đó là. Dán chữ mới lái sau xe. Khi đi xe tập chung đặt chân ở vị trí phanh, không tăng tốc quá nhiều, đi từ từ chậm để có thể xử lý được, gặp tình huống xử lý không được cuống. Dần quen mới được đi nhanh hơn. Lái xe dựa vào kinh nghiệm nhiều năm, không được chủ quan. Chúc chị em luôn vững tay lái sau vô lăng. Và mãi xinh đẹp.

Trả lời