Cách mở khóa tay lái vô lăng xe ô tô.

Khi tay lái vô lăng xe hơi bị cứng, không đánh lái được là lúc vô lăng đã bị khóa. Đây là tính năng an toàn theo xe để bảo vệ xe chống trộm, hoặc các tính năng an toàn khi đi đường.

Mở khóa tay lái vô lăng bằng cách đơn giản đó là: Khởi động xe, nổ máy khởi động động cơ là hết.

Nguyên nhân vô lăng bị vô hiệu hóa.

Không ít Bác tài hoặc chị em phụ nữ mới lái xe gặp tình huống là vô lăng bị cứng khóa chặt lại không đánh lái được, xin đừng lo lắng đó là điều rât bình thường.

Vô lăng đối với những xe trợ lực điện khi tắt điện xe đi đánh lái sẽ nặng và khó hơn, tránh nhầm lẫn với việc vô lăng tay lái bị khóa.

Khi xe đã tắt máy rồi, hoặc khóa xe nhưng nếu ta vẫn lên xe để đánh lái bên nọ bên kia tính năng khóa vô lăng tự động được kích hoạt do đó sẽ bị khóa tay lái.

Có một số dòng xe hiện đại với những cảm biến đời mới, và tính năng tự động an toàn. Gặp một số trường hợp khi đi đường dốc hoặc chưa thể dừng, xe tự động làm vô lăng cứng để có thể an toàn cho xe.

Trường hợp là vô lăng bị mòn, các bánh trục nối tiếp có vấn đề cũng có khả năng làm cho vô lăng bó lại. Những xe cũ cần xem xét trường hợp này khi mà đã đề nổ máy xe mà vô lăng vẫn bị cứng thì nên mang xe đi gara sửa.

Đây là một tình huống cơ bản đơn giản nhưng cũng không ít người gặp lần đầu lo lắng. Đây là tính năng bình thường để đảm bảo an toàn. Cho nên khi gặp phải sẽ không ảnh hưởng gì đến xe cả.

Khắc phục phòng tránh khóa vô lăng.

Khi đỗ xe trước khi ra ngoài nên để cho tay lái thẳng trở lại trước khi tắt máy, tắt máy xong mới đánh lái nguôi thì sẽ bị khóa tay lái lại.

Đối với dòng xe dùng vặn để khởi động xe khởi động, nếu không được thì hơi lắc vô lăng qua trái hoặc phải một lực vừa đủ để có thể đánh lái được bình thường. Dòng xe đề nổ stảt/Stop cũng vậy. Giữ phanh và bấm nút. Nếu không được có thể kiểm tra chìa khóa.

Vô lăng bị khóa chỉ cần đề máy nhẹ nhằng và xoay vô lăng nhẹ nhàng là được. Nếu không được không nên cố gắng vặn vô lăng hoặc chìa khóa với lực quá mạnh hơn. Chỉ cần lực vừa đủ là được rồi giống như khóa tay lái xe máy cũng vậy. Đúng là nhẹ một cái là được. Nếu làm mạnh quá sẽ có nguy cơ bị hỏng chìa khóa, ổ khóa hoặc cong vênh trục lô văng nếu tác động quá mạnh.

Ngoài tính năng vô lăng bị khóa chúng ta không lênh đánh lái sau khi tắt chìa mà hãy đánh lái xong xuôi mới tắt. Thì còn có một số mẹo sau khi dừng xe an toàn đó là. Luôn kéo phanh tay khi dừng xe lại nhất là khi ở dốc. Tránh xe bị trôi đi. Khi rời khỏi xe. Khi xung quanh có chứng ngại vật khi phía trước không an toàn, xe côngteno to, hoặc xe đắt tiền tránh những tình huống không đáng có, hãy kéo phanh tay để đảm bảo an toàn nhé.

Các khóa vô lăng ô tô tương tự như khóa cổ xe máy.

Ngược lại với các Bác bị quên không biết tại sao vô lăng bị khóa, có Bác lại muốn hỏi xe ô tô có khóa cổ như xe máy được không, đó là khóa vô lăng nha các Bác. Muốn khóa vô lăng cũng như các bước bên trên. Sau khi tắt mái đánh lái qua lại là vô lăng sẽ bị khóa. Có một số dòng xe sẽ không có chức năng này nha các bác. Tuy chức năng bình thường cần thiết nhưng ít được để ý. Cũng không cần sử dụng chứcc năng này, hãy để cho xe nó tự động là được. Như thế xe sẽ hoạt động đúng với tính năng của hãng. Xe sử dụng bền hơn.

Trả lời