Lưu ý khi đi đặt cọc mua xe ô tô. Có thể mất tiền.

Không nên đặt cọc xe ô tô khi bạn chưa biết các điều này: Khi đã tìm được chiếc xe ưng ý để mua. Việc tiếp theo của chúng ta đó là đặt cọc cho sale để có thể mua được chiếc xe đó. Đây chính là lúc vấn đề được nảy sinh. Tiền ra thì dễ chứ tiền quay về đôi khi rất khó vừa mất công lại mang bực vào người mà chả được gì. Đối với việc mua xe ở showroom thì khó mất được, nhưng cũng sẽ phiền hà bực mình mất thời gian. Còn với mua xe cũ tỉ lệ cao mà mất hết hoặc mất 1 phần.

Đưa tiền nhưng mà lại không kí hợp đồng đặt cọc,

 Hiện tượng chủ quan ở khâu đặt cọc không có gì là lạ cả bởi vì ai cũng nghĩ nó là 1 khâu thủ tục thôi. Còn đâu là chả có vấn đề gì đâu. Nhưng thực tế lại khác. Khi bên sale làm ăn rất chuyên nghiệp uy tín. Xe đẹp, lái thử xem xét rất ok khi mà được có thêm các gói khuyến mại. Khách hàng đã vội đặt cọc ngay. Có ghi nhận xe, tuy nhiên chỉ là một văn bản có dầu của đại lý. Thủ tục đúng để đặt xe là cần có biên bản đặt cọc. Do đó nếu không có thể dẫn đến tình trạng tiền cọc sẽ không về được đến hãng. Đén hạn cũng không có xe. Mất thời gian mà rước bực. Vì thế lúc cọc cần có họp đồng đặt cọc.

Thông tin đại lý, thông tin cá nhân.

Cần đọc kĩ thông tin của đại lý, thông tin cá nhân. Đảm bảo chính xác tên tuổi, địa chỉ, số cmt, sổ hộ khẩu để có thể dễ dàng làm các thủ tục sau này như đăng kí xe, bảo hiểm xe, xuất hóa đơn.

Thông tin xe mua.

Cần ghi rõ thông tin xe mua, thông số kỹ thuật. Đời năm,model, nhãn hiệu, các option có những gì. Mô tả chi tiết cụ thể. Màu sắc, một số điểm đặc biệt so với các xe khác.

Giá bán xe.

Ghi rõ ràng giá bán đã bao gồm những gì và chưa bao gồm những gì. Khuyến mại có những gì. Tránh trường hợp đến lúc sau lại có vấn đề vè giá bán hay khuyến mại. Giá giảm sau khi mua chiết khấu ra sao. Cách thức thanh toán. Vì thực tế khi đặt xong đến thời điểm đó có những thay đổi về option giá thành dội lên. Mình không thích đại lý không chịu, nên cần chi tiết rõ ràng vấn đề này. Chốt giá phải thanh toán là bao nhiêu lúc nào. Không là lúc sau giá khác.

Chi phí khác nữa.

Ngoài giá bán xe sẽ có thêm các chi phí khác như là thuế phí hợp đồng … Hoặc mua thêm, lắp thêm một số linh kiện. Chi phí này do bên bán trả hay bên mua trả. Đây chính là chi phí lúc sau có thể sẽ cũng dội lên. Nên cần làm rõ các chi phí này khi đặt cọc luôn.

Đặt cọc thay đổi.

Khi đã đặt bút kí là cứ theo hợp đồng. Tuy nhiên cũng có trường hợp mình muốn thay đổi về option hoặc gì đó. Cần thỏa thuận trước nếu như thế thì sẽ phí ra sao. Suy nghĩ kĩ trước khi xuống tiền và kí.

Cách thức thanh toán.

Trả trước, trả sau. Hình thức trả nhanh hay trả chậm. Trả góp hay trả luôn. Tiền mặt hay chuyển khoản. Loại tiền thanh toán. Nếu trả góp thì cũng cần có văn bản trả góp và cần lưu ý kĩ các khoản.

Ưu đãi và bảo hành sau khi mua.

Khách hàng có thể xem thêm các mục lục điều khoản này. Và hỏi thêm có ưu đãi gì. Bảo hành sau khi mua như thế nào. Thời gian bao lâu. Hàng mục bảo hành, bảo dưỡng bảo trì là những gì. Nơi bảo hành ở đâu. Để sau này có cần bảo dưỡng bảo hành còn đến trung tâm gần nơi sinh sống. Nếu hỏng hóc quá trình dùng sẽ thay thế hỗ trợ giá như thế nào. Có trường hợp trong bảo hành nhưng có những hạng mục dịch vụ vẫn mất tiền. Xem các điều kiện bảo hành về động cơ, điện. Khung vỏ lắp ráp do nhà sản xuất.

Khi xe còn bảo hành khi cần bảo dưỡng sửa chữa thì cần đến những cơ sở dịch vụ được bảo hành của hãng. Không nên mang ra bên ngoài vì như thế có thể sẽ làm mất bảo hành của xe. Khi có xe có thể đọc các điều khoản thời gian hướng dẫn bảo hành từ đó có thể chủ động nắm bắt thời gian cũng như quy trình sử dụng và bảo dưỡng bảo hành.

Thời gian giao xe.

Đây là một trong những vấn đề thường xuyên xảy ra. Rất nhiều trường hợp sau khi đặt cọc xong. Quy định trong hợp đồng lỏng lẻo phần lợi nghiêng về bên bán mà bên mua chả có lợi gì. Đến lúc thời gian nhận xe thì không có xe. Đại lý lại đẩy sang bảo mua xe khác, nếu không lại chờ. Rút cọc cũng không được, lại phải chờ. Có đại lý thì vẫn rút được. Nhưng như thế có phải là tốn thời gian chờ đợi không. Do đó điều khoản giao xe cần ràng buộc kĩ lưỡng hơn thời gian giao xe, không có thì sẽ thế nào. Nếu có thể ràng buộc bên bán là bị phạt hay gì đó.

Rủi ro lừa mất cọc khi mua xe cũ.

Thời gian gần đây hiện tượng lừa cọc xảy ra rất nhiều là chủ đề trên nhiều diễn đàn. Đó là đối tượng lừa đảo sẽ rao bán 1 con xe rất là ngon, rẻ so với giá thị trường. Vì tâm lý nôn nóng muốn sở hữu xe ngon mà đã vội đặt cọc ngay. Từ xa không có hợp đồng gì cụ thể. Khi đến nơi xem xe thì xe không ngon như đúng người bán đã nói hoặc nói kiểu chung chung không rõ ràng. Do đó mình có thể mất tiền cọc. Hoặc mất một phần cọc vì sự thiếu hiểu biết này. Để có thể chắc chắn không bị ăn quả lừa. Đó là hỏi kĩ và chi tiết. Có thể nên ghi âm lại cuộc nói chuyện để có thể làm bằng chứng sau này.

Trả lời